Không chỉ riêng mình bạn, rất nhiều người băn khoăn không biết thiếu sót hay thiếu xót từ nào đúng chính tả và có nghĩa trong cả văn nói, văn viết. Đọc ngay bài viết này để tìm ra đáp án nhé!
Sự nhầm lẫn giữa thiếu sót hay thiếu xót là do đâu?
Thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp sai sót trong cách dùng các cặp từ có phát âm giống nhau như “s” với “x”, “l” với “n”, “tr” với “ch”…
Thiếu sót hay thiếu xót, từ nào đúng – từ nào sai?
Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là bởi mỗi vùng miền sẽ có phát âm riêng, các từ có phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau thường sẽ bị đánh đồng thành 1 từ. Xuất phát từ việc phát âm sai dẫn tới viết sai chính tả.
Thiếu sót hay thiếu xót đâu là từ đúng nhất?
Để trả lời câu hỏi thiếu sót hay thiếu xót mới đúng ta cần đi giải nghĩa của các từ này theo từ điển Tiếng Việt.
Thiếu sót là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, thiếu sót có nghĩa là những sơ suất hoặc những sai sót hoặc sai lầm dẫn tới một kết quả, hậu quả ngoài ý muốn. N
- Thiếu: Chưa hoàn thiện một việc gì đó hoặc một thứ gì đó. Cũng được hiểu là chưa đủ điều kiện để làm một việc gì hay vấn đề gì đó. Từ sót cũng có nghĩa là có không đủ hoặc chỉ đạt được số lượng dưới quy định, dưới mức yêu cầu.
- Sót: Có nghĩa là bỏ sót, không đầy đủ, hoàn thiện do chừa lại một phần, do sơ ý bỏ qua, do quên không đề cập tới.
⇒ Như vậy thiếu sót là một từ có nghĩa và đúng chính tả trong Tiếng Việt, các bạn có thể dùng từ này trong cả văn nói và văn viết.
Dưới đây là một vài ví dụ minh họa để bạn dễ hình dung về nghĩa của từ thiếu sót trong các ngữ cảnh khác nhau:
- Do thiếu sót trong khâu quản lý chất lượng, lô hàng tháng 9 của công ty X bị trả về do không đảm bảo chất lượng, hàng bị lỗi. Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty và thiệt hại nặng nề về kinh tế, công ty đã phải bồi thường hợp đồng cho bên đối tác.
- Bài kiểm tra môn Toán của học sinh A không được điểm cao.
- Nhà trường đã thiếu sót trong công tác tuyển sinh dẫn tới một số trường hợp học sinh đúng tuyến không được ghi danh vào đợt 1.
- Do những thiếu sót của Ba Mẹ trong vấn đề nuôi – dạy trẻ, nhiều trẻ lớn lên với tâm lý không tốt.
- Thiếu sót trong khâu tổ chức làm cho sự kiện không thành công như mong đợi.
- Các bạn content không đạt KPI do thiếu sót các hạng mục về nâng cao chuyên môn.
Ví dụ minh họa về cách dùng từ Thiếu sót
Thiếu xót nghĩa là gì?
- Thiếu: Sự thiếu hụt, sự chưa hoàn thiện một vấn đề gì đó, một việc gì đó hay chưa đủ điều kiện để làm một việc, một vấn đề nào đó.
- Xót: Thường mang hàm ý đau hoặc đau thương, những nỗi buồn. Từ xót thường đi cùng với các từ biểu thị nỗi đau, tình cảm, như xót xa, đau xót, thương xót…
⇒ Như vậy, trong từ điển Tiếng Việt không có từ thiếu xót, từ này không có nghĩa mà chỉ có phát âm giống với từ thiếu sót.
Kết luận
Đến đây chắc hẳn bạn đã biết thiếu sót hay thiếu xót là từ đúng chính tả và có nghĩa rồi. Xin khẳng định lại một lần nữa rằng, thiếu sót mới là từ đúng.
Bạn hãy phân biệt lại 1 lần nữa qua các ví dụ dưới đây:
- Thiếu sót trong báo cáo => Đúng.
- Thiếu xót của bản thân => Sai, cần sửa thành Thiếu sót của bản thân
- Thiếu sót trong việc đánh giá, kiểm tra chất lượng => Đúng
- Thiếu xót trong công việc => Sai, sửa thành Thiếu sót trong công việc.
Thiếu xót hay thiếu sót? Cách để hạn chế viết sai chính tả
Như vừa đề cập ở trên, thiếu xót là từ hoàn toàn vô nghĩa, không tồn tại trong từ điển Tiếng Việt do đó nếu bạn còn đang dùng từ này trong văn viết thì nên chỉnh sửa ngay từ bây giờ nhé.
Có rất nhiều từ bị nhầm lẫn do cách phát âm giống nhau do đó để hạn chế tối đa lỗi sai chính tả khi sử dụng trong văn viết, các bạn nên:
- Tra từ điển Tiếng Việt để biết từ nào có nghĩa, từ nào vô nghĩa (cách phát âm giống nhau).
Làm bạn với từ điển Tiếng Việt để tránh sai chính tả
- Trong trường hợp bạn không chắc chắn từ nào là từ đúng trong cụm từ nhầm lẫn ví dụ thiếu xót hay thiếu sót, bạn nên nghĩ đến phương án dùng từ đồng nghĩa. Ví dụ: Bởi sai sót trong khâu vận hành, nhà máy X đã chậm tiến độ quy định.
- Cách thứ 3 bạn nên áp dụng vì cách này sẽ mang lại lợi ích lâu dài – đó chính là luyện phát âm chuẩn. Khi bạn phát âm chuẩn thì viết cũng ít bị sai hơn. Các cặp từ hay nhầm lẫn cần được rèn luyện thường xuyên.
Trên đây chúng tôi đã phân tích nghĩa của 2 từ “thiếu sót” và “thiếu xót” giúp bạn biết thiếu sót hay thiếu xót, từ nào mới đúng, từ nào sai. Bên cạnh đó là những ví dụ minh họa trong các ngữ cảnh khác nhau để bạn biết cách ứng dụng tốt hơn trong văn nói và văn viết.
Khi nói chúng ta có thể sai về phát âm nhưng khi viết cần sự chỉnh chu, chính xác do đó bạn cần hết sức lưu ý để tránh những rủi ro không mong muốn trong công việc hay học tập nhé!