Lỗi windows cannot connect to the printer là hiện tượng thường gặp khi sử dụng máy in cùng với máy tính. Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu với lỗi này hãy tham khảo ngay một số cách khắc phục dưới đây.
Lỗi windows cannot connect to the printer là gì?
Trong khi sử dụng máy tính được kết nối với máy in, bạn có thể nhận được thông báo. Windows cannot connect to the printer kèm theo một số đoạn mã lỗi như 0x0000011b, 0x0000007e, 0x0000007a hoặc 0x00000002.

Nếu như bạn gặp phải lỗi này sẽ không thể thực hiện bất cứ thao tác in nào từ máy tính. Bạn cần phải khắc phục mới giúp máy tính nhận diện máy in đang kết nối.
Cách sửa lỗi windows cannot connect to the printer nhanh nhất
Để sửa lỗi windows cannot connect to the printer 0x00000c1 bạn có thể áp dụng theo một trong những cách dưới đây:
Khởi động lại Printer Spooler Service
Đây là cách sửa lỗi windows cannot connect to the printer đơn giản mà bạn nên áp dụng ngay.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn hãy sử dụng tổ hợp phím Windows + R để tiến hành mở hộp thoại Run.
Bước 2: Khi hộp thoại trên màn hình xuất hiện, bạn hãy nhập dòng lệnh services.msc và nhấn OK.

Bước 3: Trong bước này, bạn hãy tìm đến mục Print Spooler, sau đó nhấn đúp chuột vào icon mục được chọn.

Bước 4: Tiếp đó, bạn hãy chọn tiếp mục Stop tại mục Service status và tiếp tục nhấn Start.

Bước 5: Cuối cùng, bạn hãy bấm chọn OK, đồng thời kiểm tra lại máy in xem chúng đã hoạt động bình thường hay chưa.

Cài đặt lại driver máy in để khắc phục lỗi
Nếu bạn áp dụng cách trên nhưng vẫn chưa khắc phục được lỗi windows cannot connect to the printer hãy thử cài đặt lại driver của máy in.
Bước 1: Bạn hãy sử dụng tổ hợp phím Windows +R để mở hộp thoại Run lên. Tiếp đến, bạn hãy gõ lệnh printmanagement.msc.

Bước 2: Bạn chọn vào mục All Drivers. Tiếp đến, bạn tìm đến driver máy in đang được cài tại máy tính. Nhấn chuột phải chọn Delete. Nếu như có nhiều hơn 1 Driver bạn cần xóa hết chúng đi.

Bước 3: Bạn lên trang chủ của nhà sản xuất máy tin để tìm driver chuẩn cho model bạn đang sử dụng.
Sửa lỗi windows cannot connect to the printer bằng cách tạo Local Port
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần mở Control Panel lên.
Bước 2: Bạn click chọn vào mục Devices and Printer.

Bước 3: Bạn tiếp tục chọn Add a printer.

Bước 4: Bạn chọn vào mục Add a network, wireless or Bluetooth printer.

Bước 5: Bạn chọn Create a new port rồI tiếp đó bạn tiến hành thay đổi cấu hình “Type of port” sang Local Port và bấm Next.

Bước 6: Đối với Enter a port name trong hộp thoại vừa được hiển thị trên màn hình máy tính bạn hãy điền vào địa chỉ của máy in vào. Thông số này sau khi được nhập vào sẽ được hoạt động như sau: địa chỉ IP máy tính của bạn hoặc tên PC Tên máy in.

Bước 7: Trong bước này, bạn chỉ cần chọn nhà phát hành và mẫu máy in. Sau đó, tiếp tục làm theo sự hướng dẫn bên dưới để khắc phục lỗi.

Sử dụng Troubleshooter printer để khắc phục lỗi
Đây cũng là một trong những cách có thể giúp bạn khắc phục được những lỗi trên.
Bước 1: Bạn mở quản lý Control panel sau đó chọn tiếp mục Devices and printers.
Bước 2: Mở chuột phải vào máy in đang gặp vấn đề rồi chọn Troubleshoot.

Sau đó, hệ thống kiểm tra sẽ bắt đầu sửa lại lỗi máy in cho bạn.
Khắc phục bằng cách Copy file hệ thống “mscms.dll”
Đối với cách này bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn tìm đến thư mục C:Windowssystem32 rồi tìm kiếm đến file mscms.dll.

Bước 2: Bạn chọn copy file trên tới vị trí sau:
C:windows/system32/spool/drivers/x643: Nếu như bạn đang sử dụng hệ điều hành 64-bit.
C:windows/system32/spool/drivers/w32x863: Nếu như bạn đang sử dụng hệ điều hành 32-bit.
Bước 3: Lúc này, bạn hãy kết nối máy in với máy tính.
Một số lưu ý khi sửa lỗi windows cannot connect to the printer
Bạn chỉ nên thực hiện các giải pháp trên một cách tạm thời trên máy chủ in bị ảnh hưởng. Khi áp dụng bạn nên đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
Máy khách trong mạng in phải cài đặt bản cập nhật windows tung ra trước hoặc sau tháng 1/2021. Hoặc có thể là các bản cập nhật tháng 10/2021.
Nếu như bạn đã đáp ứng đủ các điều kiện trên, Microsoft yêu cầu khách hàng phải đảm bảo các giải pháp này chỉ cho phép thiết lập RPC thông qua kết nối với máy in chủ qua một số cổng sau:
- Cổng bắt đầu mặc định: 49152.
- Phạm vi cổng: 15384.
- Cổng kết thúc: 65535.
Hy vọng những cách nêu trên sẽ giúp bạn khắc phục lỗi Windows cannot connect to the printer đơn giản, nhanh chóng. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.