Cấu trúc hàm If kết hợp Vlookup dùng để tìm giá trị thỏa mãn một điều kiện cụ thể. Trong đó hàm If là hàm điều kiện và hàm Vlookup có chức năng tìm kết quả theo hàng dọc. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách sử dụng nó một cách dễ dàng, vui lòng đọc thông tin trong bài viết sau.
Hàm IF trong Excel là gì?
Hàm If được sử dụng để tìm kiếm những giá trị thỏa mãn được điều kiện cho trước trong chuỗi. Nếu như đáp ứng được điều kiện này, hàm trả về sẽ có giá trị TRUE. Còn trong trường hợp không đáp ứng được điều kiện sẽ trả hàm về giá trị FALSE.
Hàm If sẽ có cú pháp như sau:
=IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false]).
Trong đó:
- logical_test: Biểu thức có thể định trị được là FALSE hoặc TRUE.
- value_if_true: Giá trị mà công thức trả về nếu như đổi số logical-test định trị là TREU.
- value_if_false: Đây là giá trị mà bạn muốn trả về nếu như đổi logical-test định trị là FALSE.
Hàm Vlookup là gì?

Vlookup là hàm dò tìm giá trị theo cột, chúng được sử dụng để tìm một giá trị tại cột đầu tiên từ trái qua phải bằng bảng dữ liệu. Nếu như tìm thấy thì hàm sẽ được trả về giá trị một trong các cột tiếp theo cùng với giá trị tại cột đầu tiên trong bảng dữ liệu mà bạn đã thực hiện chỉ định trước đó.
Hàm Vlookup trong excel có cấu trúc như sau:
=VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,range_lookup).
Trong đó:
- lookup_value: Đây chính là giá trị được sử dụng để tìm kiếm, chúng có thể là một tham chiếu hoặc một chuỗi thậm chí là một giá trị nào đó trong bảng dữ liệu.
- table_array: Bảng tham chiếu này sẽ chứa các giá trị dùng để tìm kiếm. Những giá trị này sẽ được tìm kiếm bởi lookup_value.
- range_lookup: Là giá trị logic giúp người dùng chỉ định hàm Vlookup tìm kiếm chính xác hoặc tìm kiếm tương đối.
- col_index_num: Đây là chỉ số hiển thị trong table_array để lấy giá trị về bảng chính.
Cách sử dụng hàm If kết hợp Vlookup
Hàm If và Vlookup là 2 hàm quan trọng và có rất nhiều công dụng trong Excel. Khi kết hợp chúng với nhau sẽ giúp người dùng tìm kiếm theo điều kiện tùy chọn. Nhờ đó mà việc tìm kiếm sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Dưới đây là những ví dụ về cách dùng hàm If kết hợp với Vlookup:
Hướng dẫn so sánh kết quả Vlookup với 1 giá trị cụ thể
Đối với ví dụ này bạn có thể hiểu đơn giản thông qua bảng dữ liệu dưới đây.

Trong cột A sẽ hiện lên tên các mặt hàng như táo, mận, chuối, còn cột B chính là số lượng mặt hàng đang có. Bây giờ cấp trên đặt ra yêu cầu bạn phải kiểm tra từng loại hàng còn tồn kho. Nếu như mặt hàng còn sẽ cho kết quả là Yes và hết hàng là No. Bạn cần phải điền kết quả vào trong cột E.

Lúc này, bạn hãy sử dụng cú pháp sau:
=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2,FALSE)=0,”Không”,”Có”).
Khi thực hiện xong, bạn sẽ nhận được kết quả như bảng dữ liệu sau:
Ngoài việc đặt công thức trả về kết quả là Có/Không thì bạn cũng có thể chuyển thành Đúng/Sai hay Hết hàng/Tồn hàng đều được. Cách đặt tên này phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Nếu bạn muốn đổi tên hãy áp dụng theo cú pháp sau:
=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2)=0,”Sai”,”Đúng”).
=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2)=0,”Hết hàng”,”Tồn kho”).
Giá trị Vlookup trong bảng dữ liệu ngắn hơn
Đây cũng là một trong cách sử dụng hàm Vlookup kết hợp với hàm If mà bạn có thể tham khảo và áp dụng trong những trường hợp cần thiết. Đây là cú pháp dành cho những ai đang muốn thực hiện so sánh các ô trong cùng ô mục tiêu với danh sách khác.

Khi áp dụng cách kết hợp với hàm Vlookup và If cần phải đặt điều kiện là kết quả phù hợp được trả về Có hoặc Đúng, ngược lại Không hoặc Sai. Cũng tương tự như bảng dữ liệu trên bạn hãy thực hiện theo cú pháp dưới đây:
=IF(ISNA(VLOOKUP(A2,$D$2:$D$4,1,FALSE)),”Không”,”Có”).
Nếu như công việc yêu cầu phải nắm được lượng sản phẩm tồn kho khi so sánh với danh sách đã hết hàng hãy thực hiện theo cú pháp sau:
=IF(ISNA(VLOOKUP(A2,$D$2:$D$4,1,FALSE)),”Có”,”Không”)

Dùng hàm If kết hợp với hàm Vlookup để so sánh kết quả
Bạn có thể kết hợp giữa hàm If và Vlookup với nhau để so sánh kết quả tìm kiếm của một giá trị ô khác. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản thông qua dữ liệu theo bảng dưới đây:

Nếu như bạn muốn kiểm tra giá trị tìm được với những con số nằm tại ô G2 hãy áp dụng theo công thức sau:
=IF(VLOOKUP(E1,$A$2:$B$10,2,FALSE)>=G2,”Có”,”Không”)
Cách dùng hàm IF kết hợp Vlookup nhiều điều kiện
Bạn có thể dùng hàm If kết hợp Vlookup để thực hiện một số phép tính theo tiêu chí mà mình đặt ra. Để dễ hiểu hơn bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Một công ty có đội ngũ kinh doanh được hưởng hoa hồng dựa trên doanh số bán được. Trong đó, những ai bán được số tiền từ 200$ sẽ nhận được mức hoa hồng là 20%, còn người khác là 10%.
Tại thời điểm này, điều kiện mà chúng ta cần đặt ra đó chính là tìm giá trị lớn hơn hoặc bằng 200$, nếu như không thì nhân với 10%, nếu có nhân nó với 20%.
Lúc này, bạn cần phải viết 3 hàm If kết hợp Vlookup theo công thức sau:
=IF(VLOOKUP(F1,$A$2:$C$10,3,FALSE)>=200,VLOOKUP(F1,$A$2:$C$10,3,FALSE)*20%,VLOOKUP(F1,$A$2:$C$10,3,FALSE)*10%).
Theo đó, A2:C10 là dữ liệu của tên người bán, còn C2:C10 chính là doanh số mà người bán hàng có được.
Một số lưu ý khi kết hợp hàm If và Vlookup
Khi sử dụng hàm Vlookup kết hợp với hàm If điều kiện bạn nên ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:
- Để cho hàm Vlookup hoạt động và giá trị của lookup luôn phải nằm trong cột ngoài của bên trái bảng dữ liệu.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện theo hướng dẫn sử dụng hàm Vlookup kết hợp hàm If để sửa các lỗi.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được cách dùng hàm If kết hợp Vlookup như thế nào cho đơn giản, hiệu quả. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này cần giải đáp vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.