Chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần được nghe câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, đó là bởi trong Tiếng Việt có rất nhiều câu chữ dễ nhầm lẫn, đa nghĩa. Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ “Chân thành hay Trân thành”, đâu mới là từ đúng chính tả và có nghĩa, đọc ngay!
Tại sao hay nhầm lẫn giữa “chân thành” và “trân thành”?
Sở dĩ có sự nhầm lẫn giữa chân thành và trân thành là bởi mỗi vùng miền, tỉnh thành sẽ có cách phát âm riêng biệt. Mặc dù cùng sử dụng một loại ngôn ngữ viết, chữ viết chung nhất là Tiếng Việt xong bởi khác nhau về cách phát âm đã dẫn tới lỗi sai chính tả, nơi thì viết “chân thành”, nơi lại viết “trân thành”.
Chân thành hay Trân thành, từ nào mới đúng?
Không khó bắt gặp hiện tượng “ngọng” phát âm dẫn tới sai chính tả này trong ngữ pháp tiếng Việt ví dụ các cặp từ L-N, S-X hay Ch-tr… Về mặt phát âm thì các từ bị nhầm lẫn được phát âm giống nhau nhưng về mặt ngữ nghĩa thì không hoàn toàn giống nhau thậm chí là khác biệt hẳn hoặc vô nghĩa.
Thêm vào đó, khá nhiều người đánh đồng “trân thành” với trân quý, trân trọng về mặt nghĩa của từ nên cũng mặc định trân thành mới là đúng. Vậy Chân thành hay trân thành mới đúng?
Chân thành hay trân thành, từ nào mới đúng?
Chân thành có nghĩa là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, chân thành có ý nghĩa là chân thật, sự thành thật, mộc mạc khi bày tỏ lòng thành, sự thành tâm, tấm lòng của một người với người khác. Chân thành cũng có nghĩa là người sống thật thà, lương thiện – là phẩm chất đáng quý của một người nào đó.
Trong văn nói, văn viết chúng ta rất thường xuyên sử dụng các câu nói có từ chân thành ví dụ như “Xin chân thành cảm ơn” “Chân thành xin lỗi bạn”, trong các ngữ cảnh này, “chân thành” có ý nghĩa là bày tỏ sự cảm kích một cách thật thà chất phác, mộc mạc gần gũi của người nói/ viết muốn gửi tới người nghe/ đọc. Khi sử dụng từ này có nghĩa chúng ta đang muốn biểu thị tấm lòng thành và mong muốn người nghe thấy được, hiểu được sự thành tâm đó.
Hiểu được nghĩa của từ Chân thành bạn sẽ biết cách sử dụng từ này tốt nhất
Nghĩa của từ trân thành?
Về mặt phát âm, Trân thành và Chân thành giống nhau tuy nhiên về mặt ngữ nghĩa thì trong từ điển Tiếng Việt không tồn tại từ Trân thành cũng có nghĩa là từ Trân thành vô nghĩa.
Nhiều người lầm tưởng rằng Trân thành đồng nghĩa với từ trân trọng, trân quý nên vẫn sử dụng từ này trong một vài trường hợp mà không biết rằng, 3 từ này chỉ có từ trân trọng, trân quý có nghĩa còn trân thành là từ vô nghĩa.
⇒ Như vậy, Chân thành là từ đúng về chính tả, ngữ nghĩa. Chúng ta hãy dùng từ này thay vì dùng Trân thành nhé!
Chân thành cảm ơn hay trân thành cảm ơn?
Như phân tích về nghĩa của từ chân thành, trân thành ở trên chắc bạn đã biết “Chân thành cảm ơn” là câu nói, câu văn có nghĩa và đúng chính tả còn câu “Trân thành cảm ơn” là sai về mặt chính tả, chỉ có phát âm giống với chân thành cảm ơn.
Luôn biết nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành nhất
Hướng dẫn dùng từ chân thành đúng cách nhất
Chân thành có nghĩa là thành thật, thành tâm bày tỏ tấm lòng với một ai đó. Khi được sử dụng đúng ngữ cảnh, chân thành giúp bạn biểu thị được thành ý của mình mặt khác giúp người đối diện có cái nhìn tốt đẹp, ấn tượng mạnh với sự chân thành của bạn.
Từ chân thành thường được dùng trong các hoàn cảnh, ngữ cảnh sau:
- Chân thành cảm ơn một ai đó vì một điều gì đó ví dụ “Chân thành cảm ơn bạn vì những lời góp ý thẳng thắn”, “Chân thành cảm ơn sự cống hiến của bạn cho công ty, tổ chức…”.
- Chân thành xin lỗi – Biểu thị sự thành tâm khi xin lỗi một ai đó vì một lỗi lầm mình đã gây ra ví dụ “Chân thành xin lỗi vì đã làm mất chiếc balo mà bạn thích nhất” “Chân thành xin lỗi vì sự cố không mong muốn này…”.
- Khi nhận xét, đánh giá về một ai đó, một tình cảm nào đó ví dụ tình bạn chân thành, bạn A là người sống rất chân thành – Hàm ý biểu thị một người sống lương thiện, thành thật, chất phác hay một tình cảm xuất phát từ trái tim, không vụ lợi, không vì một mục đích nào khác.
Biểu hiện của người chân thành – Ảnh minh họa
Khi một ai đó được nhận xét là người chân thành tức là họ đã và đang có các biểu hiện như luôn nhất quán trong lời nói, hành động, không khoe khoang tự mãn, luôn đối xử thật tâm, thật lòng với mọi người, không vụ lợi, biết cư xử đúng mực trong mọi hoàn cảnh, suy nghĩ tích cực…Khi tiếp xúc với người chân thành chúng ta luôn cảm thấy họ rất dễ gần, dễ mến, đáng để yêu thương và tin cậy.
Như vậy, chúng tôi đã đưa ra những phân tích và ví dụ cụ thể giúp bạn tìm được lời giải chính xác cho câu hỏi “Chân thành hay trân thành, từ nào mới đúng chính tả” và biết cách dùng từ chân thành sao cho đúng ngữ cảnh nhất kể cả trong văn nói, văn viết.
Ngoài ứng dụng trong văn viết bạn cũng hiểu rõ nghĩa của từ chân thành và có cái nhìn sâu sắc hơn về sự chân thành để từ đó có thể hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày, học những điều hay ý tốt, luôn luôn sống chân thành để nhận về sự tin yêu, quý mến từ đó có nhiều mối quan hệ chất lượng và thành công hơn nữa trong công việc cũng như cuộc sống!